Bình thường, nhu động thực quản dạ dày, ruột theo hướng phía dưới và hơi được tống ra qua hậu môn. Ở người bình thường, khi ăn, cơ thực quản dưới giãn ra, hơi theo thức ăn xuống dạ dày. Ở người bị bệnh, hơi bị tống ngược lên do cơ thắt thực quản dưới […]

0 Đ

Bình thường, nhu động thực quản dạ dày, ruột theo hướng phía dưới và hơi được tống ra qua hậu môn. Ở người bình thường, khi ăn, cơ thực quản dưới giãn ra, hơi theo thức ăn xuống dạ dày. Ở người bị bệnh, hơi bị tống ngược lên do cơ thắt thực quản dưới bị giãn, từ dạ dày qua thực quản ra miệng. Có một số thức ăn làm lỗ thực quản dưới đóng không kín dễ gây ợ hơi. Cùng tìm hiểu thêm hiện tượng này dưới đây nhé!

Hiện tượng ợ hơi, ợ chua là gì?

Hiện tượng chướng hơi ở vùng thượng vị thường là do nuốt hơi trong lúc ăn, đặc biệt là khi uống nước. Khi nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, hoặc miệng bị kích thích tăng tiết nước bọt cũng làm nuốt hơi tăng lên. Ở người lo âu, căng thẳng, cơ thực quản trên giãn ra, áp suất lồng ngực giảm xuống, hơi được hít vào theo thực quản, dạ dày. Hiện tượng ợ hơi còn gặp trong bệnh trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh phổi, viêm túi mật. Hiện tượng ợ hơi kéo dài nhiều ngày thường do giãn cơ thực quản dưới và hay gặp ở người sau mổ thực quản. Có người ợ hơi nhiều đến mức gặp khó khăn trong ăn uống hoặc khi nói chuyện.
Ợ chua :
Ợ chua trong bệnh đau dạ dày chỉ gặp ở những người có dịch vị với độc chua cao. Tuy vậy, trong đại đa số các trường hợp, ở thời kỳ đầu phát triển của bệnh này thường thấy dịch vị có độ chua cao. Chính vì thế, đa số những người bị loét dạ dày đều có triệu chứng ợ chua trong thời kỳ đầu của bệnh. Ợ chua và đau có liên quan đến các thời kù tiêu hóa là hai triệu chứng gặp bất kỳ ở bệnh nhân nào mới bị loét dạ dày. Hai triệu chứng này thường cùng xuất hiện và mất đi khi uống thuốc muối.
Ợ hơi :
Ợ hơi có nhiều tính chất khác nhau:
Ợ chua và ợ hơi có cảm giác mùi tanh sắt gỉ ở miệng thường à triệu chứng đặc biệt của viêm dạ dày tăng acid và của bệnh loét dạ dày ở thời kỳ đầu mới phát triển bệnh.
Ợ hơi có mùi rượu bia vì bị lên men acid lactic trong dạ dày thường là triệu chứng của viêm loét dạ dày giảm HCl.
Nôn và buồn nôn
Nôn là hiện tượng người bệnh tống các chất chứa trong dạ dày ra ngoài đường mồm. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được. Buồn nôn và nôn có thể đi đôi với nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một dấu hiệu xảy ra đơn độc. Nôn nhiều sẽ dẫn đến hậu quả
Rách thực quản
Rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss)
Tình trạng mất nước và điện giải do trong dịch dạ dày có chứa các điện giải Na, K và Ca, ngoài điện giải còn có các ion H+, Cl+ do đó còn dẫn đến tính tràng kiềm hoá máu.
Hậu quả nặng hơn của tình trạng này là hạ huyết áp và truỵ tim mạch
Tình trạng toàn thân gầy và sút cân nhanh chóng dần dần dẫn đến suy mòn, thiếu máu, phù nề
Các bệnh ở dạ dày góp phần quan trọng nhất trong nguyên nhân gây ra nôn: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày

Cách chữa trị bệnh ợ chua, ợ hơi nhiều

Ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp đẩy lùi hiện tượng khó chịu này. Nên ăn chậm, nhai kĩ, không ăn quá no và nuốt vội vàng. Nên tránh những thức ăn có khả năng sinh hơi như hành, tỏi.
o-nong-191109
Ăn thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn chua cay, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…. Hạn chế ăn bánh kẹo và đồ ngọt. Nên bổ sung nhiều rau và hoa quả. Ăn xong nên đi lại nhẹ nhàng, không nên nằm ngay hoặc ngồi lâu.
Sau bữa ăn chúng ta nên dùng tay xoa bụng nhẹ nhàng để giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều. Đồng thời nên tập thể dục, hít thở không khí đều, đây là hình thức xoa giảm căng thẳng, stress…
Bạn đang tìm cách điều trị bệnh dạ dày ? tìm hiểu ngay tinh bột nghệ viện khoa học công nghệ